Đánh giá Jan_Žižka

Tổng hợp từ Turbull và McBride, 2004 và David, 2013.

Jan Žižka là một trong những nhà quân sự xuất chúng trong lịch sử, và là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của cuộc khởi nghĩa Hussite. Mặc dù không hoàn toàn là nhân vật được biết đến rộng rãi ở ngoài khu vực Trung Âu, nhưng các tài liệu lịch sử nhắc đến Žižka đều công nhân ông là một thiên tài quân sự và là tướng lĩnh xuất sắc nhất thời kỳ đó. Điều đó càng đặc biệt hơn khi nhiều chiến thắng chấn động của Žižka xảy ra khi ông đã mù cả hai mắt - đối với những người Hussite đây là dấu hiệu của phép mầu Thiên Chúa. Ông được các thuộc cấp và đồng đội xem là "chiến binh của Chúa", còn kẻ thù thì hoảng sợ bỏ chạy khi hay tin ông đến.

Là một chiến binh dày dạn kinh nghiệm, Žižka hiểu rõ đặc điểm tính chất của quân đội phe ta và phe địch, ông biết cách phát huy ưu thế của mình và khai thác nhược điểm kẻ địch. Ông đặc biệt giỏi lợi dụng địa hình, điều này thể hiện trong các trận chiến tại Nekmir, Sudomer và đồi Vitkov, khi địa hình đã vô hiệu hóa ưu thế của kỵ binh địch và làm lợi cho quân đội của Žižka. Ông cũng nắm vững tâm lý, phong cách tác chiến của quân địch và biết cách khai thác sự hoảng loạn để giành chiến thắng, điều này thể hiện trong trận phá vây trên cả tuyệt vời ở Kutna Hora và chuỗi trận phản công tại Nevobidy đến Nemeckry Brod. Chuỗi trận này cũng cho thấy một cuộc truy kích tận diệt quy mô lớn và kéo dài với mục đích vô hiệu hóa hoàn toàn binh lực kẻ thù, đây là điều chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh thời Trung cổ.

Tài năng của Žižka còn thể hiện ở quá trình đào tạo và huấn luyện quân đội Hussite. Quân đội Hussite xuất thân từ những người nông dân và bình dân của địa phương, họ không có huấn luyện quân sự như các hiệp sĩ, và cũng không có truyền thống quân sự như các vùng Thụy Sĩ. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Žižka đã đào tạo họ thành một đội quân có sức chiến đấu cao. Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến kỷ luật, và chính kỷ luật là điều làm nên sức mạnh cho quân đội Hussite, trong thời điểm mà các loại quân đội phong kiến đều thiếu điều này. Kỷ luật và hệ thống quản lý tập trung được kiện toàn bởi bộ "nội quy quân sự của Hội Huynh đệ mới của Žižka" do chính viên tướng mù ký năm 1423, trong đó nghiêm khắc quy định các điều lệ về hành quân, tác chiến, và nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, cờ bạc, cướp bóc, rượu chè và các hành vi vô kỷ luật khác. Đồng thời, hiểu rõ đặc điểm của những người nông dân và thợ thủ công, cũng như kỵ binh của phe đối địch, ông đã chọn lựa và cải tiến các chiến thuật, vũ khí phù hợp cho quân đội, tất cả đều bắt nguồn từ những công cụ quen thuộc như cái chày đập lúa, lưỡi cày, lưỡi hái, rìu, gậy xỉa rơm, dao,... và xe bò, xe ngựa. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của trọng pháo và súng cầm tay, những vũ khí mới, tân tiến không chỉ có sát thương cao mà còn có khả năng gây hoảng loạn và che khuất tầm nhìn kẻ địch. Quân đội Hussite là những người đầu tiên dùng súng và trọng pháo tàn sát sinh lực địch trên chiến trường, trong thời kỳ trước đó trọng pháo chỉ dùng để bắn phá các chiến lũy, tường thành.

Chiến thuật "xe bò chiến trận"

Hình minh họa thời Trung cổ về một chiến lũy xe bò của quân Hussite.Một xe bò chiến trận được phục dựng.
Bài chi tiết: Wagenburg

Hạt nhân của phương pháp tác chiến của Žižka đó là việc sử dụng các "xe bò chiến trận", tức là các chiến lũy di động được làm từ việc xếp hàng dài các xe bò và xe ngựa. Đây cũng là một công cụ thông dụng và quen thuộc đối với một đội quân nông dân. Thật ra, Trung Quốc, Mông Cổ và Đông La Mã xây dựng các chiến lũy tạm thời như thế từ xưa, nhưng Žižka và những người kế tục đã cải tiến đưa nó lên thành điểm nhấn của trận đánh. Các chiến lũy xe bò đã tạo thành một bức tường vô hiệu hóa các đợt tấn công của kỵ binh, đợt xung phong kỵ binh dù có mạnh mẽ thế nào cũng không thể vượt qua các bức tường bằng gỗ sồi và sắt thép. Đứng sau các chiến lũy, này, quân đội nông dân với giáo dài, chùy cán dài, cung tên và trọng pháo có thể chống trả hiệu quả trước kỵ binh. Sau khi các đột tấn công của quân địch đã suy yếu, các lực lượng xung kích, chủ yếu là kỵ binh nặng, từ sau các chiến lũy xe bò sẽ xông ra và kết thúc đội quân đã mệt mỏi của kẻ địch.

Chiến thuật dùng chiến lũy xe bò đã được Žižka và những người kế tục phát triển đến mức tinh vi. Một số tài liệu đã miêu tả các cách thức khá phức tạp để triển khai và áp dụng các chiến lũy xe bò, trong tấn công lẫn phòng thủ như một lô cốt di động. Thậm chí có người đã miêu tả việc sử dụng các chiến lũy xe bò để bao vây, dồn ép và làm mắc kẹt các khối quân đich, và tiêu diệt chúng bằng kỵ binh và bộ binh - thật ra cách miêu tả "bao vây" có thể là sự phóng đại của một chiến thuật điều quân mang tính phòng ngự.

Tuy nhiên chiến lũy xe bò không tồn tại quá lâu. Các xe bò và xe ngựa được thiết kế để chịu được cung nỏ và gươm giáo; khi súng cầm tay và trọng pháo trở nên phổ biến và tân tiến hơn, lúc này xe bò không chịu nổi đạn pháo nữa và phải lùi về hậu trường lịch sử.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Jan_Žižka http://www.amazon.com/The-Armed-Garden-Other-Stori... http://www.filmneweurope.com/news/czech-news/item/... http://www.todayifoundout.com/index.php/2014/04/ja... http://www.csfd.cz/herec/936-josef-kemr/ http://extrastory.cz/jakl-zacina-tocit-jana-zizku-... http://www.filmavideo.cz/index.php/historie/183-ja... http://kultura.zpravy.idnes.cz/jakl-toci-zizku-0i2... http://www.lidovky.cz/zizka-bojoval-na-nemecke-str... http://www.radio.cz/en/section/curraffrs/jan-zizka... http://www.nam.ac.uk/exhibitions/online-exhibition...